Cựa gà đá là một đặc điểm dễ nhận biết nhất ở một hảo kê đẳng cấp, những
loại cựa gà tốt mà tôi sắp nói sau đây, có thể sẽ giúp ích được khá nhiều cho
các bạn trong việc chơi gà đá.
Cựa gà được gắn liền gần thới tại đôi chân. Cựa giống một long xương, ruột
có máu bọng, đầu nhọn. Cựa có khi to gần bằng ngón tay út, có khi nhỏ như đầu
đũa, thường chỉ về phía sau, hơi cong hoặc thẳng tùy con. Cựa có nhiều loại:
Cựa gà chọi |
1) Cựa sáp: bên ngoài được bao bọc bởi
một lớp men, dẻo như sáp, nếu lấy dao mà cạo, ta sẽ thấy ra những lớp như cạo
đèn cầy, sau đó là đến lớp xương rồi mới đến máu.
2) Cựa thép: thường màu đen, nếu cạo sẽ
thấy cứng hơn nữa, dẻo.
3) Cựa xương: màu trắng đục, nếu cạo sẽ
thấy giòn cứng.
4) Cựa vôi: lớp ngoài rất bở, tựa như
vôi đóng, không gọt chuốt được.
5) Cựa da: đụng mạnh vào cựa thấy lung
lay, rung chuyển (cựa giấp).
* hình dạng của cựa:
– Đôi cựa dài, hơi cong mũi được gọi là “song đao”.
– Nếu mũi cựa hơi nghiêng về phía sau một tí, đứng cất chéo
lên nhau, được gọi là “song đao nghiêng” (cựa độc).
– Nếu cong ít hơn song đao gọi là “siêu đạo” (cựa độc).
– Hai cựa ngay thẳng chỉ vào nhau gọi là “giao chỉ” (cựa
khá).
– Nếu thẳng, quay mũi ra phía khác, gọi là cựa “hứng gió”
(dở).
– Nếu ngay thẳng, và chỉ xuống đất được gọi là “chỉ địa”
(thường).
– Nếu cựa “chỉ địa” được vảy huyền tram đóng ngay cựa (đâm
nhiều), còn gọi vảy ấy là “trung huyền” (huyền tram công tự)
– Cựa cong ra phía sau nhiều như cặp sừng trâu gọi là “hom
lọp” (xấu).
– Trên cựa có một vảy to, dưới cựa có một vảy to, có đòn tài.
– Trên và dưới cựa chính, có nổi lên hai cựa phụ thấp hơn,
nếu hai cựa này rung chuyển, thì tốt, gà quý, gọi là “cựa lục đinh”.
– Gà cựa, cựa có chấm hình lưỡi liềm, hay lưỡi đao, nó ửng
nổi trong cựa, cựa trắng thì ửng đen, cựa đen ửng trắng, nhìn qua ánh sáng mới
thấy được, cựa này không kỵ gà nào, nếu có gà tài đâm là đâm chết, gọi là “uyên
võ đệm giáp”.
– Cựa có ba chấm mọc ra, nhọn như móng cọp, đâm rất độc, gà
địch bị đâm chịu không nổi mà chạy, gọi là “cựa độc đinh”.
– Cách từ cựa xuống thới, có bốn năm chấm tròn, trên to dưới
nhỏ, chân cựa vuông, đáu tròn nhỏ, là cựa độc, gọi là “thượng áp hạ”.
– Cựa nhỏ như đầu đũa, dài, gọi là “cựa kim”.
– Cựa ngắn ngay sát với thới, xuôi một chiều như nhau, ngược
với cựa”hứng gió” gọi là “cựa êm”, còn tùy xuôi nhiều hay ít, nếu xuôi ít và
cất chéo lên nhau thì tốt, đồng thời phải cong vừa.
– Nếu đóng sát thới cựa đâm nhiều.
– Hai cựa một màu đen một màu trắng, hoặc phân nửa trắng phân
nửa đen cho một cựa, có tên là “nhật nguyệt” (cựa dữ, tốt).
– Tam cường: mỗi chân có ba cựa, một cựa dài và hai cựa ngắn
hai bên, hai chân như nhau, gọi là “tam cường” gà này đá hiểm (hai cựa phụ gần
như lộ nổi).
– Cựa lục đinh: cỡ cựa chính có kèm hai cựa phụ nhưng thấp
hơn, nếu hai cựa phụ này rung chuyển thì rất quý, gà quý mới có.
– Đại đoản cao: cựa to bản và ngắn, tầy đầu, thường thấy ở
cựa “lục đinh” (gà đòn), gà này ưa đá cần, đòn khá.
– Cựa thắt lại ở gốc và nở ra ở phía ngoài, nó khấu vào chung
quanh cựa, gà có cựa như thế nhất mực đâm mắt địch thủ.
– Cựa nhiều thép, chột nhỏ, tròn, cựa đóng sát thới, cần nhất
là “vọng cựa” chiều cựa theo thới, khi xếp xuống phía dưới gọn hơi cong lên,
nghiêng từ gốc đến ngọn cựa lối 10 hay 12 độ và dài tới 3 hoặc 4 phân là cựa
đáng sợ nhất.
– Cựa dóng cao, to chột gọi là cựa “củ cải”, xấu.
– Cựa xốc lên gối gọi là “chỉ thiên” xấu.
– Cựa “hứng gió” cựa gài của nó xoay ngang, quẹt ra phía sau
và chúi đầu xuống là cựa xấu.
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét